Wednesday, February 19, 2014

// // Leave a Comment

Nghiên cứu từ khóa chính xác cho niche site


Mở đầu Series bài viết về Niche Site Training, hôm nay tớ sẽ viết về Research Keyword – 1 nghệ thuật mà không phải ai cũng nhận ra. Research Keyword là bước QUAN TRỌNG NHẤT khi bạn làm 1 MICRO Niche Site. Mình nhấn mạnh là MICRO Niche Site nhé, còn Authority Site thì sẽ có 1 vài tư duy khác hơn, tuy nhiên trong Series này thì mình sẽ tập trung vào Micro Niche Site vì nó dễ hơn và tốn ít chi phí hơn, phù hợp với nhiều người hơn.


nghien cuu tu khoa, su dung long tail pro, cach dung long tail pro
Research Keyword quyết định 60 – 70% độ thành công của 1 Micro Niche Site (từ giờ tớ sẽ gọi là MNS cho ngắn), do đó không khó để hiểu khi hầu hết mọi người khi làm MNS đều rất khó kiếm được tiền. Kiếm làm sao được khi bạn Fail ngay từ bước đầu tiên?
Tuy nhiên, đừng hoang tưởng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ trở thành 1 CHUYÊN GIA về Research Keyword, cũng đừng hoang tưởng rằng đọc xong bài viết này bạn có thể nhìn 1 phát là vớ ngay được vài gói keyword xịn, ra tiền,..KHÔNG CÓ ĐÂU! Đây chỉ là 1 bài viết hướng dẫn mang tính lý thuyết, và Research Keyword thì phải THỰC HÀNH CỰC KỲ NHIỀU mới mong có thể khá và tìm ra được 1 gói Keyword tốt. Trong thực tế, việc bạn Research tầm 50 Niche mới có thể tìm ra được 1 Keyword ra hồn là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu bạn muốn nhìn 1 phát là biết đâu là Keyword xịn, đâu không phải, bạn muốn trở thành 1 chuyên gia về Research Keyword, bạn cần phải làm được khoảng 100 gói Keyword xịn, lúc đó thì chỉ cần liếc 1 cái là bạn đã biết đâu là Keyword tốt rồi (chắc thế)
Thôi không dài dòng, bắt đầu luôn nhé!

Tư duy Keyword

Hãy nghĩ xem bình thường bạn tư duy Keyword kiểu gì. Để coi, mình nghĩ chắc có không ít bạn nghĩ rằng Research Keyword đồng nghĩa với việc chỉ cần tìm MỘT Keyword tốt là đủ. Và Keyword đó, hmm…theo bạn là phải thỏa mãn các yếu tố sau:
  • Có lượng Search LỚN. CÀNG LỚN CÀNG TỐT
  • Độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều chả biết độ cạnh tranh nó là cái gì.
  • Sản phẩm đắt tiền.
  • ….
Tuy nhiên, bạn đã NHẦM ngay từ tư duy đầu tiên, đó là lý do bạn đã thất bại và chán nản với MNS. Dưới đây là hình chụp Google Analytic của 1 MNS của TỚ:
hướng dẫn nghiên cứu từ khóa trong niche site

Bạn hiểu hình này có nghĩa gì không? Đó là “Traffic thực sự đến từ RẤT NHIỀU, (tớ nhấn mạnh là RẤT NHIỀU) Long Tail Keyword khác nhau”, vì thế việc bạn tìm được MỘT Keyword có lượng search LỚN nó chả nói lên được cái khỉ khô gì. Việc tìm được 1 Keyword với lượng Search cao chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần, và nó chỉ có ý nghĩa khi bạn đi…bán Keyword mà thôi.
Bạn muốn Research Keyword tốt, bạn cần thay đổi NGAY tư duy về Research của bạn. 1 vài tiêu chí về Research Keyword của tớ như sau:
  • CÀNG NHIỀU KEYWORD CÀNG TỐT
  • TỔNG LƯỢNG SEARCH càng nhiều càng tốt
  • CÀNG LIÊN QUAN CÀNG TỐT
  • BUYER KEYWORD
  • Cạnh tranh THẤP
  • Sản phẩm có giá trị vừa phải
Với tư duy này, bạn sẽ có CỰC NHIỀU ý tưởng để làm Content, cũng như TỐI ĐA HÓA được lượng Traffic cần thiết. Tuy nhiên, để tìm ra được 1 Keyword phù hợp với các tiêu chí này cũng không phải điều đơn giản. Và ở bài viết này, tớ sẽ cố gắng hướng dẫn mọi người THẬT CHI TIẾT, hi vọng mọi người có thể thực hành được. Dù sao thì…”Biết NHIỀU Hơn, Làm TỐT Hơn” mà, phải không ^__^

Các tiêu chí cơ bản về Keyword

Search Volume

1 trong các tiêu chí QUAN TRỌNG NHẤT về Keyword chính là Search Volume. Nó quyết định MNS của bạn có bao nhiêu người vào hàng ngày, hàng tháng. Nó quyết định việc MNS của bạn có bao nhiêu Sale? Nó quyết định việc 1 tháng bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Và quan trọng hơn, nó quyết định việc…bạn có mất niềm tin vào MNS hay không.
Về cơ bản, như mình đã nói, hầu hết mọi người khi Research Keyword đều có 1 tâm niệm là “Keyword chính cần có CÀNG NHIỀU LƯỢT SEARCH CÀNG TỐT”. Và như mình đã nói, đối với mình, đó là 1 quan niệm SAI LẦM!
Tại sao?
Vì, 1 MNS thành công sẽ có Traffic vào từ RẤT nhiều Long Tail Keyword khác nhau chứ không phải chỉ 1 Keyword chính. Mình đảm bảo rằng luôn có trên 85 – 90% Search Traffic vào site là từ các từ khóa KHÁC từ khóa chính. Do đó, việc bạn tập trung vào chỉ 1 Keyword chính không phải là ý kiến hay.
Theo ý kiến cá nhân của mình, thay vì tìm 1 Keyword chính có lượng Search thật nhiều, hãy chỉ tìm 1 Keyword chính thỏa mãn vài yếu tố thôi (Lát mình sẽ nói), và tìm CÀNG NHIỀU Keyword phụ CÀNG TỐT. Và về lượt Search? Thực ra mà nói, chỉ cần trên 10 lượt Search1 tháng là có thể làm được, tuy nhiên vì mới làm nên mình khuyên bạn nên target vào các mục tiêu cao hơn 1 chút, ví dụ như >100, hoặc >300/tháng/Keyword chẳng hạn.
Ngoài ra, có 1 chú ý nhỏ, có vẻ khá nhiều người biết nhưng mình sẽ nói lại, đó là lượt search này được tính dưới dạng LOCAL SEARCH chứ không phải Global Search nhé, vì chắc hẳn mọi người không hề muốn Keyword của mình tuy lượt search là 50k nhưng có tới 49k là từ…Ấn Độ, phải không nào?

Buyer Keyword

 Cách vặt lông Gấu Chó
Gấu Chó Review
Gấu Chó giá rẻ
Gấu Chó giảm giá dịp Black Friday
Trong 4 Keyword này thì bạn có nghĩ chất lượng của nó tương đương nhau không?
ĐƯƠNG NHIÊN là Keyword đầu tiên chả có tý giá trị nào khi bạn muốn bán 1 món hàng có tên là Gấu Chó. 3 Keyword dưới có giá trị hơn hẳn Keyword đầu tiên, và những Keyword dạng đó được gọi là Buyer Keyword.
Đối với cá nhân mình, mình thường chia Keyword thành 3 dạng chính:
  • Information Keyword: Đây là Keyword dạng thông tin. Những người Search Keyword dạng này thường chỉ muốn tìm thông tin chứ không hề có ý định mua hàng. Đó là lý do mà Information Keyword đơn giản chỉ là 1 Keyword không có giá trị mấy khi bạn làm Affiliate Marketing. Tuy nhiên, Information Keyword vẫn có 1 vài cách sử dụng nhất định khi bạn làm MNS (Affiliate Marketing nhé), điều này mình sẽ nói ở các bài viết sau.
  • Free Keyword: Như tên gọi, đây là những Keyword dạng “Download this Ebook Free”, “Download this Plugin Free”, “Download ảnh Gấu Chó Free”….Nếu bạn làm Affiliate Marketing, đây cũng đương nhiên là những Keyword không có giá trị. Tuy nhiên, nếu bạn làm CPA thì đây sẽ là 1 dạng Keyword khá là ra tiền. Nếu bạn làm Affiliate Marketing thì Keyword dạng này cũng có 1 vài cách sử dụng, và đương nhiên là… mình cũng sẽ nói ở các bài viết sau, haha.
  • Buyer Keyword: Đây là Keyword có giá trị nhất mà bạn cần tìm khi bạn làm Affiliate Marketing. Với những Keyword dạng này, nhu cầu muốn mua hàng của người truy cập đang ở mức cao nhất, vì thế chỉ cần 1 vài tác động, họ sẵn sàng móc hầu bao ra mua hàng ngay lập tức. 1 vài ví dụ về Buyer Keyword như: “Gấu Chó Review”, “Gấu Chó giá rẻ”, “Best ABCXYZ”,….
Đến đây thì chắc bạn biết vì sao bạn có nhiều Visit nhưng vẫn không có sale rồi chứ?

Trend

Bạn đã bao giờ mua quà giáng sinh tặng gấu chưa? Liệu bạn có mua quà giáng sinh để tặng gấu vào tháng 7 không? Google Trend sẽ giúp bạn biết được Keyword nào đang hot, Keyword nào lởm hơn, Keyword nào chỉ hot vào dịp nào trong năm (Ví dụ bạn có hay mua điều hòa vào mùa đông không?). Bạn có thể vào Google Trend để thử ngay lập tức
nghien cuu tu khoa, research keyword, google trend
Như hình trên, ta có thể thấy Keyword “Gấu chó” được search nhiều nhất vào tháng 7 năm 2013. Tùy từng Keyword mà nó sẽ có độ cụ thể khác nhau. Có Keyword tính theo ngày, có Keyword tính theo tháng…
Có 1 chú ý nhỏ là con số 100 ở kia có thể hiểu là 100% (so với Keyword Planner) nhé, nghĩa là lượng search đạt độ lớn nhất vào thời điểm tháng 7 năm 2013. Ngoài ra mình nhớ không nhầm thì Keyword Planner cũng hỗ trợ Trend, chi tiết hơn cái này, vì thế bạn có thể vào thẳng Keyword Planner cho nhanh :v.

Cost Per Click

Mình là Blogger chuyên về Affiliate Marketing chứ không phải về Google Adsense, vì thế mình không thể nói chi tiết về phần này, tuy nhiên theo tư duy thông thường thì khi bạn làm Google Adsense, bạn nên chọn CPC càng cao càng tốt, còn nếu bạn làm Affiliate Marketing thì không cần quan tâm đến chỉ số này nhé.

Cạnh Tranh/Competition

Cạnh tranh ở đây được hiểu là mức cạnh tranh (Competition) trong Keyword Planner nhé. Theo tư duy thông thường thì mọi người hay chọn mức cạnh tranh là Thấp. Điều đó giải thích cho việc tại sao họ chả bao giờ bán được hàng.
Đầu tiên, mức cạnh tranh này KHÔNG HỀ LIÊN QUAN gì tới mức cạnh tranh trong SEO. Chỉ số Cạnh tranh trong Keyword Planner thể hiện số lượng nhà quảng cáo đang quảng cáo cho Keyword đó, và bạn hoàn toàn nhận thấy rằng ĐƯƠNG NHIÊN là nó chẳng liên quan tới SEO. Tuy nhiên, có thể đơn giản hiểu rằng khi chỉ số Cạnh Tranh ở mức CAO, tức là có nhiều nhà quảng cáo đang đua nhau chạy quảng cáo cho Keyword đó, đồng nghĩa với việc họ chạy Keyword đó có lãi thì họ mới chạy, và suy ra được rằng Keyword đó BÁN ĐƯỢC HÀNG.
Đơn giản.

Phân tích độ cạnh tranh – Sơ Bộ

Đây là phần KHÓ NHẤT và LÂU NHẤT khi bạn Research Keyword. Tìm được 1 Keyword thỏa mãn các yếu tố khác đã khó, Keyword đó cần có độ cạnh tranh THẤP lại càng khó hơn gấp bội. Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng công cụ Long Tail Pro để phân tích độ cạnh tranh trong SEO của 1 từ khóa bất kỳ.
Có vài kiểu phân tích độ cạnh tranh của 1 Keyword, tuy nhiên tớ sẽ hướng dẫn mọi người cách TỐT NHẤT, và cũng là cách tớ hay sử dụng nhất, đó là Phân tích TOP 10. Kỹ thuật này dựa trên lý thuyết “Nếu nó Rank được, mình cũng Rank được” để làm :v
nghiên cứu từ khóa, research keyword, cách dùng long tail pro
Trên đây là giao diện của phần check độ cạnh tranh trong Long Tail Pro. LTP là phần mềm mình đánh giá là check cạnh tranh TỐT NHẤT và NHANH NHẤT hiện tại. Giá của nó hiện tại là $97 + $17 1 tháng cho 3 máy nếu bạn sử dụng bản Platinum (Có thêm phần Keyword Competitive), tuy nhiên nếu bạn không có điều kiện thì cứ sử dụng Crack tạm vậy :v Tự search nhé.
Nhìn qua thì có 1 vài chỉ số, mình sẽ list ra dưới đây:
  • URL: Link Page đứng trong TOP 10
  • Title: Tiêu đề của Page đó
  • KC: Keyword Competitive, là 1 chỉ số đánh giá nhanh độ cạnh tranh của Keyword do Long Tail Pro thực hiện. Theo kinh nghiệm của mình thì nó đúng tới 80%, nghĩa là 10 Keyword bạn chọn theo KC thì sẽ có 2 Keyword sai.
  • Page Authority: Đây là chỉ số đánh giá ĐỘ CẠNH TRANH của Page đó trên Google.com, được xếp hạng bởi Moz. Thang điểm 100.
  • Page Links: Đây là số lượng link trỏ tới Page đó, BAO GỒM cả Internal Link và Backlink. Điều đó có nghĩa chỉ số này cũng không hoàn toàn chính xác do nó bao gồm cả Internal Link, trong khi cái ta cần là số lượng Backlink
  • Juice Page Link: Ví dụ Page đang đứng TOP là A, Link trỏ tới Page A là B (Bao gồm cả Internal Link và Backlink), thì Juice Page Link là những link C trỏ đến B. Ta có mô hình C -> B -> A thì C gọi là Link Juice của A.
  • Domain Authority: Đây là 1 chỉ số đánh giá Website đó tốt như nào trong mắt Google, cũng được xếp hạng bởi Moz. Thang điểm 100.
  • mozRank: Đây là 1 chỉ số tương tự PageRank, đánh giá dựa trên số lượng và chất lượng của Link trỏ đến Page đó (Bao gồm Internal Link và Backlink). Được đánh giá bởi Moz, theo thang điểm 10.
  • Page Rank: Đây là 1 chỉ số của Google, đánh giá dựa trên chất lượng của Website. Trước đây nó từng là 1 trong các chỉ số rất quan trọng, tuy nhiên kể từ lần Update PageRank cuối cùng vừa rồi, Google đã không còn Update nó nữa (Google vẫn cập nhật PageRank ngầm, chỉ là không hiển thị nó ra).
  • Site Age: Tuổi Domain
Có rất nhiều chỉ số trong Long Tail Pro, tuy nhiên có những chỉ số QUAN TRỌNG, BÌNH THƯỜNG và LỞM. Mình sẽ chia theo 3 cấp độ như thế để mọi người dễ hình dung nhé

Mức độ 3: LỞM

Đây là những chỉ số vô dụng nhất trong Long Tail Pro. Nó gần như không thể hiện cái gì, vì thế bạn không cần quan tâm đến nó.
Domain Authority
Cái chúng ta đang cần quan tâm là cái Page đang được rank TOP nó khóe như nào, chứ không phải là cái Website nó như nào, vì thế bạn không cần quan tâm đến chỉ số này. Chỉ số này sẽ có ích trong 1 vài trường hợp (Sẽ nói sau này), nhưng chắc chắn không phải trường hợp này.
Page Rank
Như mình đã nói, Google hiện tại không còn cập nhật Page Rank nữa, vì vậy đây có thể nói là chỉ số vô dụng nhất trong các chỉ số. Vứt
Site Age
Tuổi của Domain có nói lên được site đó khỏe như thế nào không? À, có thể bạn sẽ bảo: “Site này làm tận 15 năm rồi, làm sao hạ được nó”…
Chính vì suy nghĩ như thế nên bạn mới gặp khó khăn trong việc Research Keyword. Cái chúng ta cần quan tâm là PAGE đang đứng TOP nó khỏe như thế nào, chứ không cần biết Domain đó như thế nào. Ngoài ra thì Domain đó có thể được bán lại nhiều lần thì sao? Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Mức độ 2: Bình thường

Đây là những chỉ số ở mức độ 2. Sau khi tìm hiểu những chỉ số ở Mức độ 1, bạn có thể xem xét thêm những yếu tố này. Dù sao đây cũng là 1 vài yếu tố đáng để xem xét:
URL
Đây không hẳn là 1 yếu tố quan trọng, tuy nhiên nó cũng có 1 vài tác dụng khi nhìn xem liệu Page đó có tối ưu Onpage chút nào không. Chỉ cần liếc qua URL, nếu bạn thấy tầm 6 – 7 site có Keyword trong URL thì chứng tỏ Keyword đó được Onpage khá kỹ, và có vẻ là có 1 chút cạnh tranh
Page Links
Đây là 1 yếu tố rất quan trọng nếu nó chỉ hiển thị Backlink. Tiếc là nó hiển thị cả Internal Links, vì vậy nó không còn chính xác nữa. Bạn có thể xem để tham khảo, và để chính xác thì nên sử dụng Ahrefs để kiếm tra kỹ càng hơn.
mozRank
Đây là 1 yếu tố tương tự PageRank hồi xưa. Và cũng vì nó sử dụng cả Internal Links nên nó cũng không được chính xác lắm. Bạn có thể liếc qua nó vài cái. Thường thì mức trung bình là 3 – 4.

Mức độ 3: QUAN TRỌNG

Đây là những yếu tố bạn phải nhìn ĐẦU TIÊN mỗi khi Research Keyword. Và theo phép loại trừ thì chắc khỏi nói bạn cũng biết, đó là:
Title
Title gần như là thứ quyết định khi bạn muốn liếc qua để đánh giá Onpage 1 Page nào đó. Và thật buồn cười khi Page đó tối ưu Onpage cho 1 từ khóa, nhưng lại không chứa từ khóa đó trong Title, phải không? Tuy nhiên, nhờ vào thuật toán Hummingbird gần đây, việc check Title không còn chính xác lắm, nhưng dù sao thì đây cũng là 1 yếu tố quan trọng cần phải check ĐẦU TIÊN.
Juice Page Links
Đây cũng là 1 trong các yếu tố CỰC KỲ quan trọng, trong thời kỳ mà Spam backlink không còn giải quyết được vấn đề gì hết. 1 Page có Juice Page Links mạnh (>50) nghĩa là Page đó “hơi hơi” khó để đánh bại. Dù sao thì…khi mà trong TOP 10 có khoảng 4 – 5 site có Juice Page Link > 50 thì tốt nhất là nên…quên nó đi :)
Page Authority
CỰC KỲ QUAN TRỌNG. Hãy đọc lại định nghĩa. Chỉ số này nói lên ĐỘ CẠNH TRANH của Page đó trên Google.com. Còn chỉ số nào phù hợp hơn để check ĐẦU TIÊN khi Research Keyword. Chỉ số trung bình thường là 40 – 50. Và nếu có khoảng 3 Page có PA > 50, và tầm 2 Page có PA > 60 thì tốt nhất là bạn cũng nên…quên nó đi :)
KC
Đừng có nhìn vào chỉ số này ở mỗi Page. Chỉ cần nhìn vào chỉ số TRUNG BÌNH của 10 chỉ số KC của 10 Page là được rồi. Mức trung bình là 35. Nếu KC > 35 thì “hơi hơi” khó bị đánh bại. Nếu KC > 40 thì…thường là khó đến rất khó. Chỉ số KC dưới 35 là lý tưởng.
Như vậy, dựa vào các yếu tố mà mình vừa nêu, hãy Comment ở dưới độ cạnh tranh của Keyword “Google” mà mình vừa up hình lên nhé :v

Phân tích độ cạnh tranh – CHI TIẾT

Bên trên, mọi người mới chỉ phân tích Keyword qua Long Tail Pro. Và sau khi liếc được 1 Keyword “có-vẻ-hợp-lý”, bạn vẫn cần kiểm tra nó 1 cách KỸ CÀNG hơn. Hãy kiểm tra kỹ càng 5 thằng đầu tiên của Keyword đó thông qua các yếu tố sau:

OnPage SEO

Có 1 câu hỏi nhỏ cho mọi người: Khi nghĩ đến OnPage SEO cho 1 Page nào đó, mọi người thường nghĩ đến điều gì đầu tiên?
CHÍNH XÁC!
Đó là thẻ Meta Title và Meta Description. Với 1 Page được OnPage tốt, nó phải thỏa mãn ÍT NHẤT là các yếu tố sau:
  • Thẻ Meta Title – PHẢI chứa Keyword, có thể là Keyword CHÍNH XÁC, hoặc có thể là Keyword dạng không liền nhau (Keyword abc chính acbcb xác)
  • Thẻ Meta Description – PHẢI có nội dung hướng đến chủ đề của bài viết, và PHẢI chứa từ khóa.
  • Content – PHẢI LIÊN QUAN tới từ khóa
Mọi người chỉ cần check 3 điều trên. Và giả dụ có 1 Page không thỏa mãn 3 điều trên thì sao? Chỉ có 2 khả năng:
  • Họ KHÔNG SEO Keyword mà bạn đang nhắm tới
  • Họ KHÔNG BIẾT SEO
Rất đơn giản.

OffPage SEO

Bạn cần kiểm tra kỹ càng phần này. Tớ thường hay sử dụng Ahrefs – 1 công cụ TUYỆT VỜI NHẤT hiện tại để check Backlink. Tuy nhiên, giá của nó khá chát – $79/tháng. Bạn có thể Group Buy, hoặc không thì có thể sử dụng SEO Spy Glass. Đó là 1 công cụ Free, tuy nhiên khá hiệu quả.
Với 1 Page được OffPage tốt, Backlink của nó thường rất liên quan, và thường khá lớn (>300). Trong trường hợp nó có vài nghìn Backlink, tốt nhất là bạn nên bỏ qua luôn, đỡ phải check mệt đầu. Trong trường hợp Backlink của nó chả liên quan quái gì (Spam Backlink) hoặc < 300 – XÚC THÔI
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới lượng IP cũng như lượng Domain trỏ tới Page đó. Nếu lượng Backlink lớn tuy nhiên lại đến từ lượng IP cũng như Domain ít, chứng tỏ đây là 1 trường hợp Mua/Spam Backlink.

Một vài chú ý QUAN TRỌNG khi Research Keyword

1. Thể loại Site

Có rất nhiều thể loại Site được Google ưu ái, cũng như bị Google ghét bỏ.Về những Site được Google ưu ái, tớ chỉ có thể nói 1 chữ: ECOMMERCE
Tại sao?
Tớ cũng….không biết, nhưng có 1 sự thật đã được rất nhiều người chứng minh, đó là RẤT KHÓ để hạ gục TOP 10 toàn những trang dạng ECOMMERCE (Trang dạng Shop). Vì vậy tớ khuyên thật lòng là dù mọi người có tìm được 1 Keyword thỏa mãn tất cả những yếu tố kể trên, nhưng 8/10 Website trong TOP 10 lại là trang dạng Ecommerce thì tốt nhất là đừng có tốn thời gian vào Keyword đó nữa, đau đầu lắm.
Ngoài ra, có rất nhiều thể loại Site bạn RẤT DỄ hạ gục nó. Có thể kể tên 1 vài thể loại như:
  • Forum: Bạn có thích SEO cho 1 bài viết hỏi về 1 vấn đề vu vơ nào đó trên Forum không? Tớ cũng KHÔNG
  • Answer Site: Trang dạng hỏi đáp. Kiểu Answer.Yahoo.com ấy. Chất lượng rất thấp nên hạ gục CỰC DỄ
  • Web 2.0: Kiểu Squidoo, Weebly, Blogspot,….đều là những trang dễ bị hạ gục
  • Article Directory: Hồi trước thì đây là 1 trong những thể loại trang CỰC KHÓ hạ gục. Chỉ cần đăng 1 bài lên các Article Directory, TOP 10 là của bạn. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại thì kẻ được ưu ái đã bị thất sủng. Nếu bạn liếc thấy thì cứ yên tâm là những site đó rất dễ bị hạ gục nhé.
  • ….

Affiliate Site

Nếu bạn có vô tình liếc thấy 1 Keyword nào đó mà khi phân tích thì thấy có 1 – nhiều Site dạng Affiliate, đừng chần chừ mà chuyển qua Phân tích KỸ CÀNG Affiliate Site đó, và nếu Site đó rất lởm thì đó hoàn toàn có thể là 1 Keyword tốt, vì “Nó Rank được, Mình cũng Rank được” mà, phải không?
Chú ý nhỏ: Nếu nó sử dụng thủ thuật giấu Bot (Sẽ nói ở 1 bài khác) thì cách này không xài được nhé :v

Các bước tìm Keyword từ A-Z

Seed Keyword

Việc đầu tiên bạn cần làm khi Research Keyword đó là tìm Seed Keyword. Đúng như tên gọi, đây là những Keyword “Hạt Giống”, nó sẽ giúp bạn định hướng được Niche của bạn, và từ đó có thể lựa chọn được Keyword chính và các Keyword phụ. Tuy nhiên, mình nhận thấy có cực kỳ nhiều bạn không thể định hình nổi 1 Niche cho ra hồn, chỉ vì không…nghĩ ra được 1 cái Seed Keyword nào hay. Dưới đây là 1 vài phương pháp để bạn tìm Seed Keyword cho những bạn không giỏi tiếng Anh (Ví dụ là mình)
Amazon
Như bạn đã biết (hoặc chưa biết), Amazon là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Ở đây có CỰC KỲ NHIỀU mặt hàng đủ các thể loại, đồng nghĩa với việc ở đây có CỰC KỲ NHIỀU Seed Keyword tiềm năng. 1 nơi bạn có thể tìm Seed Keyword là đây:
nghiên cứu từ khóa, seed keyword amazon
Đây là nơi tập trung tất cả các Category của Amazon. Bạn có thể truy cập nó qua link này. Tất nhiên là nếu bạn vứt hết đống tên Category này vào làm Seed Keyword thì cũng chả bao giờ được 1 Niche ngon. Bạn có thể vào TỪNG CATEGORY, bên trong có rất nhiều Seed Keyword tiềm năng (là các mảng bé hơn). Ngoài ra, các Brand (Tên thương hiệu) cũng có thể là 1 Seed Keyword tốt (Từ nó bạn có thể tìm ra các Niche mà thương hiệu đó đang làm).
Nên nhớ, Research Keyword, CÀNG LÀM CÀNG GIỎI.
Google
Bạn có thích….chăm sóc da không? Hay là chơi game? Có rất nhiều thứ gọi là “Sở Thích” mà có thể ra tiền được. Bạn không cần thiết phải vắt óc ra nghĩ xem mọi người thích gì đâu. Chỉ cần đơn giản vào Google và gõ “List of Hobbies” và nó sẽ ra CỰC NHIÈU sở thích, từ sở thích bình dân cho tới các sở thích quái dị. Đó cũng chính là các Seed Keyword cực kỳ tốt
Ngoài ra, còn rất nhiều “list” có thể ra tiền như các loại bệnh, các đồ dùng cần thiết….blah blah. Có hàng trăm Seed Keyword như thế, 1 trong số đó rất có thể là 1 keyword ra tiền đó chứ.
Sản phẩm cụ thể
Có thể bạn không biết, nhưng có rất nhiều Keyword về 1 sản phẩm cụ thể nào đó nhưng lại có lượt search rất cao. Thường những Keyword dạng này sẽ là sản phẩm số (Ebook, Software), hoặc các sản phẩm của 1 vài thương hiệu nổi tiếng (Như Samsung TV ABCXYZ gì đó…), hoặc các loại thuốc…Nếu bạn muốn tìm thị trường ngách dễ làm thì đây là 1 phương pháp khá là hay dành cho bạn.
Tuy nhiên, nên nhớ là phương pháp nào cũng có yếu điểm của nó. Có rất nhiều sản phẩm cụ thể có độ cạnh tranh cao, vì thế nếu bạn muốn chắc chắn thì nên đọc tiếp bài viết này hén.
Searchbox
Có rất nhiều công cụ tìm kiếm nổi tiếng mà tớ có thể kể tên như Google, Ask, Youtube, Bing, Yahoo,…và có 1 trang web chuyên thu thập các kết quả GỢI Ý của các công cụ đó. Chắc hẳn bạn biết việc khi bạn gõ 1 vài cụm từ vào Google Searchbox, nó sẽ hiện ra thêm 1 vài cụm từ gợi ý liên quan đến cụm từ bạn đã gõ đúng không? Đây là giao diện của trang Soovle.com.
nghien cuu tu khoa, huong dan nghien cuu tu khoa cho niche site
Bạn chỉ cần gõ 1 chủ đề nào đó vào đây, nó sẽ hiện ra gợi ý của tất cả các công cụ tìm kiếm kể trên. Đây là 1 phương pháp khá hữu hiệu để tìm Keyword tiềm năng, vì những Keyword được hiển thị trên đây đều là những Keyword được search khá nhiều, dù 1 số trong đó không hiển thị trên Keyword Planner.
Trên đây là 1 vài phương pháp để tìm Seed Keyword khá hiệu quả. Bạn có thể áp dụng 1, hoặc tất cả các phương pháp này để tìm ra các Seed Keyword tiềm năng. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là Seed Keyword mà thôi.

Lấy Keyword tiềm năng bằng Long Tail Pro

Lại là Long Tail Pro. Thực ra thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Keyword Planner để tìm Keyword nhé. Về cơ bản thì Long Tail Pro và Keyword Planner là giống nhau (Long Tail Pro lấy kết quả tìm kiếm từ Keyword Planner) Tuy nhiên thì LTP có 1 vài chức năng khá là hay ho mà lát nữa mình sẽ nói.


huong dan nghien cuu tu khoa, huong dan su dung long tail pro
Đây là giao diện của LTP, cách làm rất đơn giản:
  1. Điền Seed Keyword vào ô Search
  2. Điền Buyer Keyword vào ô Include
  3. Điền các từ dạng Free Keyword (Download, Free….) vào ô Exclude
  4. Tick vào ô Apply Filter
  5. Điền lượng Search nhỏ nhất. Ở đây mình khuyến khích là 100. Không có Max
  6. Tick vào ô CPC và điền CPC nhỏ nhất nếu bạn chơi GA
  7. Tick vào ô Number of Words: Tớ điền số từ nhỏ nhất là 3 để có Long Tail Keyword
  8. Bấm Generate Keyword

Chọn Keyword

nghiên cứu từ khóa, hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cho niche site
Đây là danh sách các kết quả của các Keyword, bạn có thể click vào ô Local Search để sắp xếp lại lượt search từ cao đến thấp. Sau đó hãy Click vào từng Keyword 1 để phân tích TOP 10 như tớ đã nói ở bên trên.
Tiếp tục lặp đi lặp lại các bước đến khi tìm được 1 bộ Keyword hoàn hảo nhé.

Kết Luận

Nghiên cứu từ khóa có khó không? QUÁ KHÓ ấy chứ, nếu bạn chưa biết gì về nó. Tuy nhiên, nếu chịu thực hành đều đặn, mình tin là việc chọn 1 bộ Keyword tốt chỉ qua vài cái click và vài cái liếc mắt hoàn toàn trong tầm tay của bạn. Nên nhớ rằng, CÀNG LÀM, CÀNG GIỎI. Chúc bạn có động lực để Research càng nhiều Keyword càng tốt :v
Tý quên, nếu có câu hỏi gì thì viết xuống Comment hộ tớ nhé, tớ là tớ thích được hỏi :v

0 comments:

Post a Comment