Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm tới Blog's Tony Trieu

Với mục đích mang đến cho các bạn nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về Internet Marketing, SEO, Kiếm tiền trên mạng và những kiến thức trong cuộc sống mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía các bạn!


Thursday, February 5, 2015

// // Leave a Comment

TextPlus Tạo số điện thoại Us kích hoạt Gmail và xác minh kênh Youtube

textPlus Free Text + Calls luôn luôn cung cấp các tin nhắn văn bản miễn phí / tin nhắn SMS đến bất cứ ai ở Mỹ hoặc Canada, các cuộc gọi điện thoại giá rẻ đến bất kỳ số lượng trên thế giới. Hoặc tin nhắn và cuộc gọi người sử dụng textPlus khác miễn phí. Đó là sự lựa chọn của bạn. Giữ liên lạc thật đơn giản , không có gì phức tạp và rắc rối và giá rẻ, miễn phí .
Tính năng nổi bật:
  • Miễn phí nội dung tin nhắn SMS đến bất kỳ số di động Mỹ hoặc Canada
  • Nhận cuộc gọi nội địa giá rẻ và gọi điện thoại quốc tế
  • Nhắn tin miễn phí và các cuộc gọi điện thoại miễn phí đến 50 triệu người sử dụng   textPlus khác trên thế giới.
  • Biến máy tính bảng của bạn thành một chiếc điện thoại di động.
  • Nhắn tin và gọi điện thoại qua mạng WiFi
  • Bạn lo lắng về kế hoạch du lịch?- miễn phí cho các cuộc gọi giá rẻ về chuyến đi của bạn, bạn không bao giờ phải đối phó với kế hoạch tàu sân bay đắt tiền hoặc hóa đơn bất ngờ .
  • Miễn phí và giá rẻ cho cuộc gọi điện thoại bất cứ nơi nào trên thế giới.
  • Thực hiện cuộc gọi điện thoại chất lượng HD trên WiFi, 3G, 4G
  • Tiết kiệm đến 98% chi phí gọi điện thoại quốc tế , so với các dịch vụ điện thoại quốc tế khác
  • Hộp thư đến của bạn được lưu trữ vào tài khoản Cloud, vì vậy nội dung của bạn / tin nhắn SMS và các cuộc gọi điện thoại luôn đồng bộ
  • Gọi điện thoại và nhắn tin trên bất kỳ thiết bị của bạn
Tính năng mới:
  • "Trọn gói tập tin không hợp lệ " - Ngăn chặn các ứng dụng lỗi từ việc cập nhật hoặc tải
  • Cải thiện chất lượng cuộc gọi
  • Tạo số điện thoại gọi tắt
  • Tập biểu tượng điện thoại quay số để gọi lại
Nguyên liệuchuẩn bị 1 điện thoại chạy phần mềm android, (nếu bạn nào chưa 
có thì cài phần mềm giả lập android trên PC nhé cụ thể là phần mềm BlueStack 
theo link http://bluestacks.com nhé)

Tải về textplus tại CHplay hoặc tại đây 

Cách làm: Mở lên  --> chọn signup để đăng ký

cách tạo số phone us free

Chọn Skip để bỏ qua

cách verify gmail us

tới bước chọn  số phone --> nhấn Skip luôn nhé

cách tạo phone us miễn phí

username điền cái gì cũng được

get phone number us free

Tới bước này điền đầy đủ thông tin, rùi Next


Và đã thành công bước đăng ký


Từ giao diện chọn vào nút 3 chấm --> Setting



Chọn Contact info

Chọn Get a Free textplus number




Chọn 1 bang của Mỹ


Continue


hehe ! có số  phone US rùi nhé.

với cách này bạn có thể xác minh gmail hoặc làm gì đó cũng được :D

chúc các bạn thành công.
Read More

Sunday, December 7, 2014

// // Leave a Comment

17 khác biệt trong tư duy của người giàu và nguyên lý 6 cái lọ

Trong bài post này, tôi xin chia sẻ với bạn 17 khác biệt trong tư duy người giàu và người nghèo cũng như nguyên lý 6 chiếc lọ. Những lý thuyết này được phát triển bởi T. Harv Eker, người đã giúp hơn 300 ngàn người biết được những bí mật của sự giàu có thông qua chương trình tư duy triệu phú. Và hơn 80% trong số đó đã đạt được thành công về mặt tài chính. Điều quan trọng, những lý thuyết này rất đơn giản có thể áp dụng để làm luôn. 


Nếu như bạn vẫn đang đọc bài này của tôi, hãy chuẩn bị cho mình 6 chiếc lọ hay tài khoản ngân hàng ngay luôn đi. Dù bạn chọn cái gì đi nữa thì cũng phải tách biệt. Mỗi khi có bắt kỳ khoản gì thì hãy tách nó ra làm 6 phần để chia vào 6 chiếc lọ dù là lương thưởng, lợi nhuận bán hàng hay bất kể nguồn nào đi chăng nữa. Không quan trọng là bao nhiêu tiền mà quan trọng là tạo thành thói quen để dần hình thành tính cách của người thành công.

1. Quỹ tự do tài chính - FFA: 10%

Mục đích của quỹ này, bạn có thể tạo ra một cuộc sống như bạn muốn, không phụ thuộc vào người khác. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho ban, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.

Không bao giờ được sử dụng nguồn này cho việc

2. Tiết kiệm dài hạn - LTSS: 10%

Sử dụng quỹ LTSS để thực hiện những ước mơ của bạn. Điều quan trọng không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền.

Quỹ này được sử dụng để xây dựng ước mơ, không phải là tiết kiệm cho lúc khó khăn. Hãy nhớ lấy điều đó.

3. Giáo dục đào tạo - EDU: 10%

Bạn cần quỹ EDU để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

4. Nhu cầu thiết yếu - NEC: 55%
Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.
Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

5. Hưởng thụ - PLAY: 10%
Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ của bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân; hưởng cảm giác của người thành công; làm những việc như người giàu và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến cho bạn có cảm giác như người giàu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.

6. Cho đi - GIVE: 5%
Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn.

Các chú ý:
1. Vấn đề cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tôi nói là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.
2. Quỹ Hưởng thụ PLAY cần được tiêu dùng liên tục, nó phải hết vào mỗi cuối tháng. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình.
3. Quỹ tự do tài chính FFA, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động.



Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.



Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".



Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.



Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.



Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.



Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.



Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.



Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.



Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.



Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.



Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.



Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.



Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.



Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.



Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.



Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.



Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

~Sưu tầm~
Read More

Saturday, May 17, 2014

// // Leave a Comment

Tìm hiểu .htaccess và Redirect 301

Bạn đã từng nghe đâu đó về .htaccess, redirect 301 ? Vậy nó là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về .htaccess, redirect 301 và cách sử dụng chúng.

.htaccess là gì ?

.htaccess là một tệp tin cấu hình đặc biệt, htaccess cho phép bạn thay đổi cách hoạt động của máy chủ Apache ở tầng thư mục. Tệp tin htaccess gồm các dòng lệnh, có thể tùy biến theo người dùng, được đặt trong một thư mục nào đó, nó sẽ có tác dụng cho thư mục đó và tất cả các thư mục con. Một trong những ứng dụng phổ biến của htaccess là cho phép viết lại đường dẫn URL (rewrite URL).
Trở lại ứng dụng SEO của htaccess, khi một khách hay bọ tìm kiếm thăm một trang web, máy chủ sẽ kiểm tra tệp tin đặt biệt để tìm các tùy biến của webmaster, bao gồm cả các tùy biến bảo mật. Máy chủ sau đó sẽ thực thi các lệnh tìm thấy trong tệp tin htaccess thường gồm chuyển hướng redirection, bảo mật và báo lỗi.

Redirect 301 là gì ?

Chuyển hướng redirect 301 hay redirection 301 thường được hiểu như việc di rời vĩnh viễn (moved permanently). Nó trả về mã lỗi 301 trong phần header nhằm thông báo cho máy tìm kiếm hay trình duyệt, máy chủ rằng trang web hiện tại đã được chuyển rời tới địa chỉ mới.

Cài đặt cơ bản .htaccess

Dòng lệnh .htaccess của bạn nên bắt đầu như sau :

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /


Cài đặt cơ bản redirect 301

Điều đầu tiên là bạn phải đảm bào chắc server Apache của bạn hỗ trợ mod_rewrite cho phép sử dụng .htaccess để áp dụng redirect 301 . Sau đó bạn phải tải tệp tin .htaccess từ thư mục gốc chứa các trang web của bạn. Nếu như bạn không có tệp tin .htaccess trong thư mục gốc thì bạn phải tạo nó với trình soạn thảo text như Notepad, Ultraedit hay EditPadPro, v.v. Phải chắc chắn rằng bạn viết đúng tên và có dấu chấm “.” đầu tệp tin.

Người sử dụng Windows sẽ không thể tạo được tệp tin .htaccess vì tệp tin đặc biệt này không chứa tên, nó chỉ chứa tên của phần tên mở rộng. Vì thế bạn hãy tải tệp tin text bất kỳ trong window rồi tải lên server qua FTP rồi đổi tên trên sever.

Sau khi tải tệp tin .htaccess xuống máy, nếu đã có các dòng lệnh trước đó thì hãy cẩn thận đừng thay đổi nếu như bạn không chắc, tốt nhất hãy sao lưu một bản để phòng trường hợp cần thiết bạn vẫn có thể quay trở lại.
Tìm hiểu .htaccess và redirect 301

Dòng lệnh redirect 301 về cơ bản có dạng như sau trong tệp tin .htaccess :

redirect 301 /old/old.htm http://lmt.com.vn/new.htm

Dòng lệnh trên thông báo chuyển rời tệp tin old.htm trong thư mục old đến vị trí mới tại http://lmt.com.vn/new.htm.

Chú ý : Để bắt đầu thì bạn nên redirect 301 các trang trên cũng host, bạn chỉ nên chuyển các trang cũ đến thư mục gốc tương đối. Có thể thực hiện việc này bằng việc loại bỏ “http://lmt.com.vn” mà chỉ thêm đường dẫn tương đối đến thư mục gốc.

Điểm mạnh nhât của việc thay đổi hàng loạt đường dẫn URL chính là mod_rewrite của Apache, đặc biệt là khi thay đổi tên miền hay thư mục
hay số lượng lớn các tập tin. Chúng ta hãy tìm hiểu phần tiếp theo.
Chuyển toàn bộ đến tên miền mới

Nếu bạn quyết định thay đổi tên miền thì các đường dẫn trước đây từ các website bên ngoài, từ máy tìm kiếm và ngay cả các đường dẫn tuyệt đối trên website cũ đều bị thay đổi và khi bạn truy cập địa chỉ trên sẽ trỏ bạn đến trang bị lỗi 404 : trang không tìm thấy.

Vì thế nếu bạn thay đổi tên miền thì đừng để mất các liên kết quí báu và người dùng tiềm năng từ máy tìm kiếm, hãy redirect các liên kết cũ tới tên miền mới :

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine on
RewriteRule (.*) http://lmt.com.vn/ [R=301,L]

Hãy thay đổi http://lmt.com.vn bằng tên miền mới của bạn.

Redirect toàn bộ trang trong một thư mục đến một trang mới

Giả sử như bạn không còn sử dụng thư mục “thuvienthietke” nữa và muốn chuyển tất cả các trang trong thư mục này đến trang “thuvienweb.php” thì hãy thêm dòng lệnh sau vào tệp tin .htaccess nằm tại thư mục gốc :

RewriteRule ^lmt(.*)$ /lmt.php [L,R=301]


Chuyển các trang động tới một trang mới

Để chuyến trang web động page.php?id=n (với n là giá trị biến) tới một trang tĩnh mới new-page.html thì bạn có thể làm như sau :

RewriteRule ^page.php?id=(.*)$ /new-page.htm [L,R=301]


URL với www hay không www

Đôi khi các bạn bắt gặp việc website sử dụng “www” trong URL (Ví dụ như http://www.lmt.com.vn), trong khi có những website lại không dùng “www” này như http://lmt.com.vn. Nên nhớ rằng “tương ứng” với dịch vụ Web. Các bạn có thể lựa chọn riêng cho mình. Nhưng không thể chọn cả hai vì sẽ gây ra trùng lặp nội dung. sau đây là hai ví dụ, hướng dẫn bạn xủ lý triệt để vấn đề này.
Trường hợp sử dụng www

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.lmt\.com\.vn$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://www.lmt.com.vn/ [R=301,L]

Ngoài ra còn có cách viết sau có thể áp dụng cho tất cả các host và domain, không phải edit lại :
Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.[a-z-]+\.[a-z]{2,6} [NC]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ([a-z-]+\.[a-z]{2,6})$ [NC]
RewriteRule ^/(.*)$ http://%1/ [R=301,L]

Trường hợp không sử dụng www

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^lmt\.com\.vn$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://lmt.com.vn/ [R=301,L]

Bạn có thể thử lại với các tên miền ví dụ trên mà tớ áp dụng thành công đúng như trích dẫn.

Loại bỏ Query_String

Đôi khi một trang web của bạn có thể hiển thị hai đường dẫn url khác nhưng ( cùng một nội dung) ví dụ thuvienweb.php và thuvienweb.php?v=joomla. Tương tự như phần trên, điều này sẽ tạp ra nội dung trùng lặp trên website của bạn. Vì vậy bạn có thể loại bỏ các tham biến như sau :

RewriteCond %{THE_REQUEST} ^GET\ /.*\;.*\ HTTP/
RewriteCond %{QUERY_STRING} !^$
RewriteRule .* http://www.lmt.com.vn%{REQUEST_URI}? [R=301,L]

Ngoài ra nếu như tham biến QUERY_STRING không được gấn giá trị nào hết và URl kết thúc bởi biến rỗng “?”, thì bạn nên loại bỏ chúng, ví dụ “index.php?” :

RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{QUERY_STRING} .
RewriteRule ^index.php /index.php? [L]

Chuyển phần đuôi mở rộng từ .php sang .html

Việc chuyển .php sang .html có tác dụng khi bạn cần viết lại đường dẫn thân thiện với máy tìm kiếm (Friendly URL for SEO).

RewriteRule ^(.*)\.html$ .php [R=301,L]


Chuyển gạch dưới (_) thành gạch ngang(-)

Dù Google mới chấp nhận việc sử dụng gạch dưới “_” như là ký tự ngăn cách, nhưng trong thực tế người dùng vẫn quen thuộc với dấu gạch ngang “-”. Bản thân thuvienwebmaster cũng ủng hộ dấu gạch ngang vì nó dễ nhìn hơn. Bạn có thể chuyển đổi toàn bộ dấu “_” sang “-” như sau :

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /

RewriteRule !\.(html|php)$ - [S=4]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ ---- [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ --- [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ -- [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_(.*)$ - [E=uscor:Yes]

RewriteCond %{ENV:uscor} ^Yes$
RewriteRule (.*) http://www.lmt.com.vn/ [R=301,L]


Redirect Wordpress Feeds tới Feedburner

Trong bài viết sử dụng Feedbuner, các bạn có thể sử dụng plugin để quản lý Feeds RSS trên Blog Wordpress. Nếu không các bạn có thể sử dụng code htaccess sau :

RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{REQUEST_URI} ^/feed\.gif$
RewriteRule .* - [L]

RewriteCond %{HTTP_USER_AGENT} !^.*(FeedBurner|FeedValidator) [NC]
RewriteRule ^feed/?.*$ http://feeds.lmt.com.vn/lmt/ [L,R=302]

RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]

Đối với người dùng WordPress, các bạn có thể sử dụng plug-in Redirection Permanent Link để chuyến hướng các trang.

Bảo vệ ăn cắp tài nguyên và băng thông

Đôi khi các tài liệu, film hay hình ảnh mà bạn tải trên host của mình bị người khác dùng và đăng trên website khác sẽ gây tốn băng thông, bạn có thể hạn chế việc ăn cắp bằng cách chỉ cho phép các tài nguyên trên tiếp cận trên những website bạn cho phép như sau (Nếu không sẽ trả về thư mục /feed/) :

RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www\.)?lmt.com.vn/.*$ [NC]
RewriteRule \.(gif|jpg|swf|flv|png)$ /feed/ [R=302,L]


Ứng dụng redirect 301 trên các máy chủ khác (ngoài Apache)


IIS redirect
  • Trong phần quản trị dịch vụ internet, nhấn phải chuột chọn tệp tin và thư mục mà bạn muốn áp dụng redirect;
  • Chon nút “a redirection to a URL”;
  • Chọn trang Redirection;
  • Chon tiếp “The exact url entered above” và “A permanent redirection for this resource”;
  • Chọn “Apply”.

PHP Redirect
?
Header( "HTTP/1.1 301 Moved Permanently" );
Header( "Location: http://www.thuvienwebmaster.com" );
?>{xtypo_code}

ASP Redirect

{xtypo_code}
%
Response.Status="301 Moved Permanently"
Response.AddHeader "Location","http://www.thuvienwebmaster.com/"
%>

JSP (Java) Redirect

%
response.setStatus(301);
response.setHeader( "Location", "http://www.thuvienwebmaster.com" );
response.setHeader( "Connection", "close" );
%>

CGI PERL Redirect
$q = new CGI;
print $q->redirect("http://www.lmt.com.vn/");

Ruby on Rails Redirect
def old_action
headers["Status"] = "301 Moved Permanently"
redirect_to "http://www.thuvienwebmaster.com/"
end
Read More
// // Leave a Comment

Định Nghĩa Duplicate Content Và Các Cách Khắc Phục Lỗi Hiệu Quả Nhất.

Trong thực tế có rất nhiều trang web đang mắc lỗi trùng lặp nội dung. Sự cạnh tranh là rất lớn và kiến thức thì có hạn đôi khi khiến chúng ta phải đi sao chép lại các nội dung để thu hút được người truy cập. Tuy nhiên sau khi google tung ra Panda đặc biệt trong đợt cập nhật gần đây đã khiến cho nhiều website trùng lặp nội dung bị phạt. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả seo.

Với những trang web bị phạt sẽ không tránh được việc đặt câu hỏi vì sao và làm thế nào để giải quyết vấn đề duplicate hiệu quả nhất ?
Vậy nội dung trùng lặp là gì ?

Duplicate content bạn loại bỏ không ^^.

Nói ra thì hơi thừa mình xin tóm gọn lại : Nội dung trùng lặp là những nội dung xuất hiện trên hai hay nhiều địa chỉ trang web hoặc trên các lĩnh vực giống nhau. Ngoài ra nội dung mà tương tự về ý cũng sẽ được xếp vào danh sách nội dung trùng lặp.
Cụ thể thì mình chia làm 3 loại :
Bản sao Gốc : đây là dạng website có nội dung trùng lặp hoàn toàn, giống hệt với một trang web khác. Sự khác biệt giữa hai trang chỉ là đường URL.
Gần giống với bản gốc : Đây là một dạng biến tấu về nội dung . Nó gần giống bản gốc chỉ có sự khác biệt rất nhỏ về một số ngôn ngữ , một đoạn văn, hình ảnh hay kể cả thay đổi xáo trộn các cụm văn.
Cross Domain : Dạng giống một phần của nội dung. Cách này thường xảy ra khi một nội dung được chia sẻ trên 2 trang web khác nhau với mỗi trang web là một phần nội dung gốc. Nên nó có thể là dạng bản gốc hoặc dạng gần giống với bản gốc.

Tại sao trùng lặp nội dung lại bị google panda phạt ?

Theo quy định google, nội dung trùng lặp rõ nguồn gốc tác giả không mang tính lừa đảo không bị xếp vào nội dung xấu. Sau đây là một số nội dung trùng lặp không xấu :
Tại diễn đàn, blog website : khi tạo ra 2 đoạn nội dung gần giống nhau, một nội dung là nguyên bản, một nội dung được rút gọn để hướng đến cho người sử dụng trên các phương tiện khác như mobile…
Lưu trữ các thông tin hiển thị và liên kết thông qua nhiều URL , thông tin tốt cho người dùng.
Chỉ in duy nhất một phiên bản của nội dung trên trang đó…

Tuy nhiên đó chỉ là một số trang cơ bản, nhiều webmaster trong nỗ lực để nâng cao thứ hạng website , tăng lượng truy cập đã cố tình sử dụng các nội dung trùng lặp. Cách làm này không tốt và không thể tạo sự thân thiện với người dùng khi khách hàng thường xuyên gặp những bài trùng lặp như vậy.
Trong phiên bản gần đây của google panda , việc đánh giá nội dung trùng lặp này khá là quan trọng. Nếu trang web của bạn bị google panda đánh giá là không tốt , các thuật toán của nó sẽ tác động đến website của bạn, làm cho trang trùng lặp mất điểm thậm chí bị phạt mất nội dung, thứ hạng trên SERP.
Những phương pháp giúp bạn có thể sửa lỗi duplicate content một cách hiệu quả

Nếu bạn muốn khách hàng của mình luôn hài lòng với những thông tin mà họ có thể tìm được trên website hãy đảm bảo chỉnh sửa các lỗi duplicate content xấu.

1) 404 (Not Found)

Nếu bạn cảm thấy nội dung dung trùng lặp thực sự không đem lại lợi ích cho người tìm kiếm hay nó không đem lại cho bạn những liên kết hay traffic cách đơn giản là cứ xóa nó đi và để lỗi 404.

2) Redirect 301

Khi sử dụng chuyển hướng 301 đồng nghĩa với việc bạn thông báo cho cả người dùng và bọ tìm kiếm rằng trang web mà họ trang truy cập đã chuyển đến một địa chỉ khác. Và công cụ này sẽ chuyển hướng người dùng đến một url mới. Đây là một cách làm tốt nếu nội dung trùng lặp đó nằm trên URL gắn thẻ canonical.

3) Robot.txt

Đây là phương pháp được dùng khi bạn muốn nội dung trùng lặp hiển thị với người dùng nhưng ngăn chặn không cho bọ tìm kiếm thu thập thông tin. Điều này được thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên nó chỉ hiệu quả với các trang chưa index , còn với các trang đã được index thì nó vô tác dụng.

4) Meta Robots Tag

Cách này được áp dụng nếu bạn muốn điều hướng khả năng tìm kiếm thông tin của bots tại trang. Nó sẽ thông báo cho bots tìm kiếm không index trang này hoặc các liên kết trong đó. Cái này được khá nhiều công ty SEO áp dụng và làm cho trang thân thiện hơn với search engine so với sử dụng Robot.txt

5) Rel=canonical

Hay được gọi với cái tên “Rel-Canonical” hoặc là “canonical Tag”, cách làm này giúp webmaster có thể tạo ra canonical cho bất kỳ trang nào. Vì vậy, khi bots tìm kiếm thu thập thông tin trên một trang có gắn thẻ canonical nó sẽ hiểu và loại bỏ nội dung trùng lặp trên URL đó.

6) Google URL Removal

Cách làm này theo tôi là phương pháp cuối cùng nếu phải thực hiện việc xóa bỏ các nội dung trùng lặp. Nó được sử dụng trong google webmaster tool. Để làm được bạn làm theo các bước sau : Vô google webmaster tool rồi Click vào “Site Configuration” => click tiếp “Crawler Access” . Sau bước này bạn sẽ thấy hiển thị ra 3 tab. Hãy click vào cái thứ 3 “Remove URL” .
Tuy nhiên bạn sẽ cần làm một số việc trước để có thể thực hiện xóa là với trang cần xóa bạn cần 404, Robots.txt blog hay thẻ meta Noindex.

Trên đây là bài viết theo ý kiến riêng. Có thể nó đúng hoặc sai tại một số điểm, các bạn có thể bổ sung ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn nhé. Thân.
Read More
// // Leave a Comment

Robots.txt là gì ? cách sử dụng robots.txt

1.Robots.txt là gì ?

  • Theo hiểu biết nông cạn của tôi thì file robots.txt là một dạng text đặc biệt không phải là HTML hay một loại nào khác .nó giúp cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không cho bot của các công cụ tìm kiếm(SE) đánh chỉ mục(index) một khu vực nào đó trong website của bạn.
  • robots.txt có thể quy định từng loại bot khác nhau của các SE khác nhau có thể vào website hay từng khu vực của website hay không?
Ví dụ:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
chú giải :
  • User-agent: * : cho phép tất cả các loại bot
  • Disallow: /wp-admin/  : chặn thư mục wp-admin và tất cả những gì nằm trong thư mục wp-admin
robots txt2 Robots.txt là gì ? cách sử dụng robots.txt

2.Hướng dẫn sử dụng Robots.txt

a.Khóa toàn bộ website không cho bot đánh chỉ mục

User-agent: *
Disallow:
 /
==> có nghĩa là cấm tất cả các loại bot truy cập vào tất cả tài nguyên có trên website của bạn, như vậy có nghĩa là website bạn chả thèm chơi với các SE

b.Không cho phép bot truy cập vào thư mục nào mà mình không muốn

Lấy lại ví dụ trên :
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
==> Diều này có nghĩa là cho phép tất cả các loại bot thu thập chỉ trừ 2 thư mục wp-admin và wp-includes

c.Chặn 1 trang

Disallow: /lien-he.html

d.Loại bỏ 1 hình từ  Google Images

User-agent: Googlebot-Image
Disallow: /images/hinh.png

e.Chặn một bot nào đó

User-agent: SpamBot
Disallow: /

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
==> Để bắt đầu chỉ định mới thì bạn hãy đặt một dòng trắng. Và bot SpamBot bị cấm truy cập tất cả tài nguyên. Trong khi các bot khác  được truy cập tất cả trừ thư mục “wp-admin ” và "wp-includes"
User-agent: SpamBot
Disallow: /admin/
Disallow: /includes/
Disallow: /config/config.php

User-agent: *
Disallow: /admin/
Disallow: /includes/
==> Không cho phép SpamBot truy cập các thư mục được liệt kê như: thư mục “admin”, “includes” và và file “config.php” . Còn các bot khác được truy cập mọi thứ trừ hai thư mục “admin” và “includes”.

f.sử dụng đồng thời “Allow” và “Disallow” cùng nhau

User-agent: Googlebot
Disallow: /vidu/
Allow: /vidu/demo-thoi-nha.html
== > có nghĩa là chặn Googlebot truy cập vào tài nguyên có trong thư mục "vidu"  .Nhưng chỉ có thể truy cập được file "demo-thoi-nha.html"
User-agent: Googlebot
Disallow: /

User-agent: Googlebot-Mobile
Allow: /
== > Chặn không cho Googlebot truy cập vào tài nguyên trên website, nhưng lại cho phép Googlebot-Mobile truy cập vào tài nguyên trên website bạn

3.Nên tránh những sai sót sau

khi các bạn sử dụng lại một robots.txt của ai đó hoặc tự mình tạo ra một robots.txt riêng cho website mình thì cũng không tránh khỏi những sai sót
- Phân biệt chữ hoa chữ thường.
- Không được viết dư, thiếu khoảng trắng.
- Không nên chèn thêm bất kỳ ký tự nào khác ngoài các cú pháp lệnh.
- Mỗi một câu lệnh nên viết trên 1 dòng.
Đó là tất cả những gì mà kiến thức nông cạn của tôi biết về robots.txt , nếu bạn nào cảm thấy thiếu hay sai sót chổ nào xin để lại vài lời
Read More

Wednesday, February 19, 2014

// // Leave a Comment

Nghiên cứu từ khóa chính xác cho niche site


Mở đầu Series bài viết về Niche Site Training, hôm nay tớ sẽ viết về Research Keyword – 1 nghệ thuật mà không phải ai cũng nhận ra. Research Keyword là bước QUAN TRỌNG NHẤT khi bạn làm 1 MICRO Niche Site. Mình nhấn mạnh là MICRO Niche Site nhé, còn Authority Site thì sẽ có 1 vài tư duy khác hơn, tuy nhiên trong Series này thì mình sẽ tập trung vào Micro Niche Site vì nó dễ hơn và tốn ít chi phí hơn, phù hợp với nhiều người hơn.


nghien cuu tu khoa, su dung long tail pro, cach dung long tail pro
Research Keyword quyết định 60 – 70% độ thành công của 1 Micro Niche Site (từ giờ tớ sẽ gọi là MNS cho ngắn), do đó không khó để hiểu khi hầu hết mọi người khi làm MNS đều rất khó kiếm được tiền. Kiếm làm sao được khi bạn Fail ngay từ bước đầu tiên?
Tuy nhiên, đừng hoang tưởng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ trở thành 1 CHUYÊN GIA về Research Keyword, cũng đừng hoang tưởng rằng đọc xong bài viết này bạn có thể nhìn 1 phát là vớ ngay được vài gói keyword xịn, ra tiền,..KHÔNG CÓ ĐÂU! Đây chỉ là 1 bài viết hướng dẫn mang tính lý thuyết, và Research Keyword thì phải THỰC HÀNH CỰC KỲ NHIỀU mới mong có thể khá và tìm ra được 1 gói Keyword tốt. Trong thực tế, việc bạn Research tầm 50 Niche mới có thể tìm ra được 1 Keyword ra hồn là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Và nếu bạn muốn nhìn 1 phát là biết đâu là Keyword xịn, đâu không phải, bạn muốn trở thành 1 chuyên gia về Research Keyword, bạn cần phải làm được khoảng 100 gói Keyword xịn, lúc đó thì chỉ cần liếc 1 cái là bạn đã biết đâu là Keyword tốt rồi (chắc thế)
Thôi không dài dòng, bắt đầu luôn nhé!

Tư duy Keyword

Hãy nghĩ xem bình thường bạn tư duy Keyword kiểu gì. Để coi, mình nghĩ chắc có không ít bạn nghĩ rằng Research Keyword đồng nghĩa với việc chỉ cần tìm MỘT Keyword tốt là đủ. Và Keyword đó, hmm…theo bạn là phải thỏa mãn các yếu tố sau:
  • Có lượng Search LỚN. CÀNG LỚN CÀNG TỐT
  • Độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều chả biết độ cạnh tranh nó là cái gì.
  • Sản phẩm đắt tiền.
  • ….
Tuy nhiên, bạn đã NHẦM ngay từ tư duy đầu tiên, đó là lý do bạn đã thất bại và chán nản với MNS. Dưới đây là hình chụp Google Analytic của 1 MNS của TỚ:
hướng dẫn nghiên cứu từ khóa trong niche site

Bạn hiểu hình này có nghĩa gì không? Đó là “Traffic thực sự đến từ RẤT NHIỀU, (tớ nhấn mạnh là RẤT NHIỀU) Long Tail Keyword khác nhau”, vì thế việc bạn tìm được MỘT Keyword có lượng search LỚN nó chả nói lên được cái khỉ khô gì. Việc tìm được 1 Keyword với lượng Search cao chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần, và nó chỉ có ý nghĩa khi bạn đi…bán Keyword mà thôi.
Bạn muốn Research Keyword tốt, bạn cần thay đổi NGAY tư duy về Research của bạn. 1 vài tiêu chí về Research Keyword của tớ như sau:
  • CÀNG NHIỀU KEYWORD CÀNG TỐT
  • TỔNG LƯỢNG SEARCH càng nhiều càng tốt
  • CÀNG LIÊN QUAN CÀNG TỐT
  • BUYER KEYWORD
  • Cạnh tranh THẤP
  • Sản phẩm có giá trị vừa phải
Với tư duy này, bạn sẽ có CỰC NHIỀU ý tưởng để làm Content, cũng như TỐI ĐA HÓA được lượng Traffic cần thiết. Tuy nhiên, để tìm ra được 1 Keyword phù hợp với các tiêu chí này cũng không phải điều đơn giản. Và ở bài viết này, tớ sẽ cố gắng hướng dẫn mọi người THẬT CHI TIẾT, hi vọng mọi người có thể thực hành được. Dù sao thì…”Biết NHIỀU Hơn, Làm TỐT Hơn” mà, phải không ^__^

Các tiêu chí cơ bản về Keyword

Search Volume

1 trong các tiêu chí QUAN TRỌNG NHẤT về Keyword chính là Search Volume. Nó quyết định MNS của bạn có bao nhiêu người vào hàng ngày, hàng tháng. Nó quyết định việc MNS của bạn có bao nhiêu Sale? Nó quyết định việc 1 tháng bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền? Và quan trọng hơn, nó quyết định việc…bạn có mất niềm tin vào MNS hay không.
Về cơ bản, như mình đã nói, hầu hết mọi người khi Research Keyword đều có 1 tâm niệm là “Keyword chính cần có CÀNG NHIỀU LƯỢT SEARCH CÀNG TỐT”. Và như mình đã nói, đối với mình, đó là 1 quan niệm SAI LẦM!
Tại sao?
Vì, 1 MNS thành công sẽ có Traffic vào từ RẤT nhiều Long Tail Keyword khác nhau chứ không phải chỉ 1 Keyword chính. Mình đảm bảo rằng luôn có trên 85 – 90% Search Traffic vào site là từ các từ khóa KHÁC từ khóa chính. Do đó, việc bạn tập trung vào chỉ 1 Keyword chính không phải là ý kiến hay.
Theo ý kiến cá nhân của mình, thay vì tìm 1 Keyword chính có lượng Search thật nhiều, hãy chỉ tìm 1 Keyword chính thỏa mãn vài yếu tố thôi (Lát mình sẽ nói), và tìm CÀNG NHIỀU Keyword phụ CÀNG TỐT. Và về lượt Search? Thực ra mà nói, chỉ cần trên 10 lượt Search1 tháng là có thể làm được, tuy nhiên vì mới làm nên mình khuyên bạn nên target vào các mục tiêu cao hơn 1 chút, ví dụ như >100, hoặc >300/tháng/Keyword chẳng hạn.
Ngoài ra, có 1 chú ý nhỏ, có vẻ khá nhiều người biết nhưng mình sẽ nói lại, đó là lượt search này được tính dưới dạng LOCAL SEARCH chứ không phải Global Search nhé, vì chắc hẳn mọi người không hề muốn Keyword của mình tuy lượt search là 50k nhưng có tới 49k là từ…Ấn Độ, phải không nào?

Buyer Keyword

 Cách vặt lông Gấu Chó
Gấu Chó Review
Gấu Chó giá rẻ
Gấu Chó giảm giá dịp Black Friday
Trong 4 Keyword này thì bạn có nghĩ chất lượng của nó tương đương nhau không?
ĐƯƠNG NHIÊN là Keyword đầu tiên chả có tý giá trị nào khi bạn muốn bán 1 món hàng có tên là Gấu Chó. 3 Keyword dưới có giá trị hơn hẳn Keyword đầu tiên, và những Keyword dạng đó được gọi là Buyer Keyword.
Đối với cá nhân mình, mình thường chia Keyword thành 3 dạng chính:
  • Information Keyword: Đây là Keyword dạng thông tin. Những người Search Keyword dạng này thường chỉ muốn tìm thông tin chứ không hề có ý định mua hàng. Đó là lý do mà Information Keyword đơn giản chỉ là 1 Keyword không có giá trị mấy khi bạn làm Affiliate Marketing. Tuy nhiên, Information Keyword vẫn có 1 vài cách sử dụng nhất định khi bạn làm MNS (Affiliate Marketing nhé), điều này mình sẽ nói ở các bài viết sau.
  • Free Keyword: Như tên gọi, đây là những Keyword dạng “Download this Ebook Free”, “Download this Plugin Free”, “Download ảnh Gấu Chó Free”….Nếu bạn làm Affiliate Marketing, đây cũng đương nhiên là những Keyword không có giá trị. Tuy nhiên, nếu bạn làm CPA thì đây sẽ là 1 dạng Keyword khá là ra tiền. Nếu bạn làm Affiliate Marketing thì Keyword dạng này cũng có 1 vài cách sử dụng, và đương nhiên là… mình cũng sẽ nói ở các bài viết sau, haha.
  • Buyer Keyword: Đây là Keyword có giá trị nhất mà bạn cần tìm khi bạn làm Affiliate Marketing. Với những Keyword dạng này, nhu cầu muốn mua hàng của người truy cập đang ở mức cao nhất, vì thế chỉ cần 1 vài tác động, họ sẵn sàng móc hầu bao ra mua hàng ngay lập tức. 1 vài ví dụ về Buyer Keyword như: “Gấu Chó Review”, “Gấu Chó giá rẻ”, “Best ABCXYZ”,….
Đến đây thì chắc bạn biết vì sao bạn có nhiều Visit nhưng vẫn không có sale rồi chứ?

Trend

Bạn đã bao giờ mua quà giáng sinh tặng gấu chưa? Liệu bạn có mua quà giáng sinh để tặng gấu vào tháng 7 không? Google Trend sẽ giúp bạn biết được Keyword nào đang hot, Keyword nào lởm hơn, Keyword nào chỉ hot vào dịp nào trong năm (Ví dụ bạn có hay mua điều hòa vào mùa đông không?). Bạn có thể vào Google Trend để thử ngay lập tức
nghien cuu tu khoa, research keyword, google trend
Như hình trên, ta có thể thấy Keyword “Gấu chó” được search nhiều nhất vào tháng 7 năm 2013. Tùy từng Keyword mà nó sẽ có độ cụ thể khác nhau. Có Keyword tính theo ngày, có Keyword tính theo tháng…
Có 1 chú ý nhỏ là con số 100 ở kia có thể hiểu là 100% (so với Keyword Planner) nhé, nghĩa là lượng search đạt độ lớn nhất vào thời điểm tháng 7 năm 2013. Ngoài ra mình nhớ không nhầm thì Keyword Planner cũng hỗ trợ Trend, chi tiết hơn cái này, vì thế bạn có thể vào thẳng Keyword Planner cho nhanh :v.

Cost Per Click

Mình là Blogger chuyên về Affiliate Marketing chứ không phải về Google Adsense, vì thế mình không thể nói chi tiết về phần này, tuy nhiên theo tư duy thông thường thì khi bạn làm Google Adsense, bạn nên chọn CPC càng cao càng tốt, còn nếu bạn làm Affiliate Marketing thì không cần quan tâm đến chỉ số này nhé.

Cạnh Tranh/Competition

Cạnh tranh ở đây được hiểu là mức cạnh tranh (Competition) trong Keyword Planner nhé. Theo tư duy thông thường thì mọi người hay chọn mức cạnh tranh là Thấp. Điều đó giải thích cho việc tại sao họ chả bao giờ bán được hàng.
Đầu tiên, mức cạnh tranh này KHÔNG HỀ LIÊN QUAN gì tới mức cạnh tranh trong SEO. Chỉ số Cạnh tranh trong Keyword Planner thể hiện số lượng nhà quảng cáo đang quảng cáo cho Keyword đó, và bạn hoàn toàn nhận thấy rằng ĐƯƠNG NHIÊN là nó chẳng liên quan tới SEO. Tuy nhiên, có thể đơn giản hiểu rằng khi chỉ số Cạnh Tranh ở mức CAO, tức là có nhiều nhà quảng cáo đang đua nhau chạy quảng cáo cho Keyword đó, đồng nghĩa với việc họ chạy Keyword đó có lãi thì họ mới chạy, và suy ra được rằng Keyword đó BÁN ĐƯỢC HÀNG.
Đơn giản.

Phân tích độ cạnh tranh – Sơ Bộ

Đây là phần KHÓ NHẤT và LÂU NHẤT khi bạn Research Keyword. Tìm được 1 Keyword thỏa mãn các yếu tố khác đã khó, Keyword đó cần có độ cạnh tranh THẤP lại càng khó hơn gấp bội. Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng công cụ Long Tail Pro để phân tích độ cạnh tranh trong SEO của 1 từ khóa bất kỳ.
Có vài kiểu phân tích độ cạnh tranh của 1 Keyword, tuy nhiên tớ sẽ hướng dẫn mọi người cách TỐT NHẤT, và cũng là cách tớ hay sử dụng nhất, đó là Phân tích TOP 10. Kỹ thuật này dựa trên lý thuyết “Nếu nó Rank được, mình cũng Rank được” để làm :v
nghiên cứu từ khóa, research keyword, cách dùng long tail pro
Trên đây là giao diện của phần check độ cạnh tranh trong Long Tail Pro. LTP là phần mềm mình đánh giá là check cạnh tranh TỐT NHẤT và NHANH NHẤT hiện tại. Giá của nó hiện tại là $97 + $17 1 tháng cho 3 máy nếu bạn sử dụng bản Platinum (Có thêm phần Keyword Competitive), tuy nhiên nếu bạn không có điều kiện thì cứ sử dụng Crack tạm vậy :v Tự search nhé.
Nhìn qua thì có 1 vài chỉ số, mình sẽ list ra dưới đây:
  • URL: Link Page đứng trong TOP 10
  • Title: Tiêu đề của Page đó
  • KC: Keyword Competitive, là 1 chỉ số đánh giá nhanh độ cạnh tranh của Keyword do Long Tail Pro thực hiện. Theo kinh nghiệm của mình thì nó đúng tới 80%, nghĩa là 10 Keyword bạn chọn theo KC thì sẽ có 2 Keyword sai.
  • Page Authority: Đây là chỉ số đánh giá ĐỘ CẠNH TRANH của Page đó trên Google.com, được xếp hạng bởi Moz. Thang điểm 100.
  • Page Links: Đây là số lượng link trỏ tới Page đó, BAO GỒM cả Internal Link và Backlink. Điều đó có nghĩa chỉ số này cũng không hoàn toàn chính xác do nó bao gồm cả Internal Link, trong khi cái ta cần là số lượng Backlink
  • Juice Page Link: Ví dụ Page đang đứng TOP là A, Link trỏ tới Page A là B (Bao gồm cả Internal Link và Backlink), thì Juice Page Link là những link C trỏ đến B. Ta có mô hình C -> B -> A thì C gọi là Link Juice của A.
  • Domain Authority: Đây là 1 chỉ số đánh giá Website đó tốt như nào trong mắt Google, cũng được xếp hạng bởi Moz. Thang điểm 100.
  • mozRank: Đây là 1 chỉ số tương tự PageRank, đánh giá dựa trên số lượng và chất lượng của Link trỏ đến Page đó (Bao gồm Internal Link và Backlink). Được đánh giá bởi Moz, theo thang điểm 10.
  • Page Rank: Đây là 1 chỉ số của Google, đánh giá dựa trên chất lượng của Website. Trước đây nó từng là 1 trong các chỉ số rất quan trọng, tuy nhiên kể từ lần Update PageRank cuối cùng vừa rồi, Google đã không còn Update nó nữa (Google vẫn cập nhật PageRank ngầm, chỉ là không hiển thị nó ra).
  • Site Age: Tuổi Domain
Có rất nhiều chỉ số trong Long Tail Pro, tuy nhiên có những chỉ số QUAN TRỌNG, BÌNH THƯỜNG và LỞM. Mình sẽ chia theo 3 cấp độ như thế để mọi người dễ hình dung nhé

Mức độ 3: LỞM

Đây là những chỉ số vô dụng nhất trong Long Tail Pro. Nó gần như không thể hiện cái gì, vì thế bạn không cần quan tâm đến nó.
Domain Authority
Cái chúng ta đang cần quan tâm là cái Page đang được rank TOP nó khóe như nào, chứ không phải là cái Website nó như nào, vì thế bạn không cần quan tâm đến chỉ số này. Chỉ số này sẽ có ích trong 1 vài trường hợp (Sẽ nói sau này), nhưng chắc chắn không phải trường hợp này.
Page Rank
Như mình đã nói, Google hiện tại không còn cập nhật Page Rank nữa, vì vậy đây có thể nói là chỉ số vô dụng nhất trong các chỉ số. Vứt
Site Age
Tuổi của Domain có nói lên được site đó khỏe như thế nào không? À, có thể bạn sẽ bảo: “Site này làm tận 15 năm rồi, làm sao hạ được nó”…
Chính vì suy nghĩ như thế nên bạn mới gặp khó khăn trong việc Research Keyword. Cái chúng ta cần quan tâm là PAGE đang đứng TOP nó khỏe như thế nào, chứ không cần biết Domain đó như thế nào. Ngoài ra thì Domain đó có thể được bán lại nhiều lần thì sao? Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Mức độ 2: Bình thường

Đây là những chỉ số ở mức độ 2. Sau khi tìm hiểu những chỉ số ở Mức độ 1, bạn có thể xem xét thêm những yếu tố này. Dù sao đây cũng là 1 vài yếu tố đáng để xem xét:
URL
Đây không hẳn là 1 yếu tố quan trọng, tuy nhiên nó cũng có 1 vài tác dụng khi nhìn xem liệu Page đó có tối ưu Onpage chút nào không. Chỉ cần liếc qua URL, nếu bạn thấy tầm 6 – 7 site có Keyword trong URL thì chứng tỏ Keyword đó được Onpage khá kỹ, và có vẻ là có 1 chút cạnh tranh
Page Links
Đây là 1 yếu tố rất quan trọng nếu nó chỉ hiển thị Backlink. Tiếc là nó hiển thị cả Internal Links, vì vậy nó không còn chính xác nữa. Bạn có thể xem để tham khảo, và để chính xác thì nên sử dụng Ahrefs để kiếm tra kỹ càng hơn.
mozRank
Đây là 1 yếu tố tương tự PageRank hồi xưa. Và cũng vì nó sử dụng cả Internal Links nên nó cũng không được chính xác lắm. Bạn có thể liếc qua nó vài cái. Thường thì mức trung bình là 3 – 4.

Mức độ 3: QUAN TRỌNG

Đây là những yếu tố bạn phải nhìn ĐẦU TIÊN mỗi khi Research Keyword. Và theo phép loại trừ thì chắc khỏi nói bạn cũng biết, đó là:
Title
Title gần như là thứ quyết định khi bạn muốn liếc qua để đánh giá Onpage 1 Page nào đó. Và thật buồn cười khi Page đó tối ưu Onpage cho 1 từ khóa, nhưng lại không chứa từ khóa đó trong Title, phải không? Tuy nhiên, nhờ vào thuật toán Hummingbird gần đây, việc check Title không còn chính xác lắm, nhưng dù sao thì đây cũng là 1 yếu tố quan trọng cần phải check ĐẦU TIÊN.
Juice Page Links
Đây cũng là 1 trong các yếu tố CỰC KỲ quan trọng, trong thời kỳ mà Spam backlink không còn giải quyết được vấn đề gì hết. 1 Page có Juice Page Links mạnh (>50) nghĩa là Page đó “hơi hơi” khó để đánh bại. Dù sao thì…khi mà trong TOP 10 có khoảng 4 – 5 site có Juice Page Link > 50 thì tốt nhất là nên…quên nó đi :)
Page Authority
CỰC KỲ QUAN TRỌNG. Hãy đọc lại định nghĩa. Chỉ số này nói lên ĐỘ CẠNH TRANH của Page đó trên Google.com. Còn chỉ số nào phù hợp hơn để check ĐẦU TIÊN khi Research Keyword. Chỉ số trung bình thường là 40 – 50. Và nếu có khoảng 3 Page có PA > 50, và tầm 2 Page có PA > 60 thì tốt nhất là bạn cũng nên…quên nó đi :)
KC
Đừng có nhìn vào chỉ số này ở mỗi Page. Chỉ cần nhìn vào chỉ số TRUNG BÌNH của 10 chỉ số KC của 10 Page là được rồi. Mức trung bình là 35. Nếu KC > 35 thì “hơi hơi” khó bị đánh bại. Nếu KC > 40 thì…thường là khó đến rất khó. Chỉ số KC dưới 35 là lý tưởng.
Như vậy, dựa vào các yếu tố mà mình vừa nêu, hãy Comment ở dưới độ cạnh tranh của Keyword “Google” mà mình vừa up hình lên nhé :v

Phân tích độ cạnh tranh – CHI TIẾT

Bên trên, mọi người mới chỉ phân tích Keyword qua Long Tail Pro. Và sau khi liếc được 1 Keyword “có-vẻ-hợp-lý”, bạn vẫn cần kiểm tra nó 1 cách KỸ CÀNG hơn. Hãy kiểm tra kỹ càng 5 thằng đầu tiên của Keyword đó thông qua các yếu tố sau:

OnPage SEO

Có 1 câu hỏi nhỏ cho mọi người: Khi nghĩ đến OnPage SEO cho 1 Page nào đó, mọi người thường nghĩ đến điều gì đầu tiên?
CHÍNH XÁC!
Đó là thẻ Meta Title và Meta Description. Với 1 Page được OnPage tốt, nó phải thỏa mãn ÍT NHẤT là các yếu tố sau:
  • Thẻ Meta Title – PHẢI chứa Keyword, có thể là Keyword CHÍNH XÁC, hoặc có thể là Keyword dạng không liền nhau (Keyword abc chính acbcb xác)
  • Thẻ Meta Description – PHẢI có nội dung hướng đến chủ đề của bài viết, và PHẢI chứa từ khóa.
  • Content – PHẢI LIÊN QUAN tới từ khóa
Mọi người chỉ cần check 3 điều trên. Và giả dụ có 1 Page không thỏa mãn 3 điều trên thì sao? Chỉ có 2 khả năng:
  • Họ KHÔNG SEO Keyword mà bạn đang nhắm tới
  • Họ KHÔNG BIẾT SEO
Rất đơn giản.

OffPage SEO

Bạn cần kiểm tra kỹ càng phần này. Tớ thường hay sử dụng Ahrefs – 1 công cụ TUYỆT VỜI NHẤT hiện tại để check Backlink. Tuy nhiên, giá của nó khá chát – $79/tháng. Bạn có thể Group Buy, hoặc không thì có thể sử dụng SEO Spy Glass. Đó là 1 công cụ Free, tuy nhiên khá hiệu quả.
Với 1 Page được OffPage tốt, Backlink của nó thường rất liên quan, và thường khá lớn (>300). Trong trường hợp nó có vài nghìn Backlink, tốt nhất là bạn nên bỏ qua luôn, đỡ phải check mệt đầu. Trong trường hợp Backlink của nó chả liên quan quái gì (Spam Backlink) hoặc < 300 – XÚC THÔI
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới lượng IP cũng như lượng Domain trỏ tới Page đó. Nếu lượng Backlink lớn tuy nhiên lại đến từ lượng IP cũng như Domain ít, chứng tỏ đây là 1 trường hợp Mua/Spam Backlink.

Một vài chú ý QUAN TRỌNG khi Research Keyword

1. Thể loại Site

Có rất nhiều thể loại Site được Google ưu ái, cũng như bị Google ghét bỏ.Về những Site được Google ưu ái, tớ chỉ có thể nói 1 chữ: ECOMMERCE
Tại sao?
Tớ cũng….không biết, nhưng có 1 sự thật đã được rất nhiều người chứng minh, đó là RẤT KHÓ để hạ gục TOP 10 toàn những trang dạng ECOMMERCE (Trang dạng Shop). Vì vậy tớ khuyên thật lòng là dù mọi người có tìm được 1 Keyword thỏa mãn tất cả những yếu tố kể trên, nhưng 8/10 Website trong TOP 10 lại là trang dạng Ecommerce thì tốt nhất là đừng có tốn thời gian vào Keyword đó nữa, đau đầu lắm.
Ngoài ra, có rất nhiều thể loại Site bạn RẤT DỄ hạ gục nó. Có thể kể tên 1 vài thể loại như:
  • Forum: Bạn có thích SEO cho 1 bài viết hỏi về 1 vấn đề vu vơ nào đó trên Forum không? Tớ cũng KHÔNG
  • Answer Site: Trang dạng hỏi đáp. Kiểu Answer.Yahoo.com ấy. Chất lượng rất thấp nên hạ gục CỰC DỄ
  • Web 2.0: Kiểu Squidoo, Weebly, Blogspot,….đều là những trang dễ bị hạ gục
  • Article Directory: Hồi trước thì đây là 1 trong những thể loại trang CỰC KHÓ hạ gục. Chỉ cần đăng 1 bài lên các Article Directory, TOP 10 là của bạn. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại thì kẻ được ưu ái đã bị thất sủng. Nếu bạn liếc thấy thì cứ yên tâm là những site đó rất dễ bị hạ gục nhé.
  • ….

Affiliate Site

Nếu bạn có vô tình liếc thấy 1 Keyword nào đó mà khi phân tích thì thấy có 1 – nhiều Site dạng Affiliate, đừng chần chừ mà chuyển qua Phân tích KỸ CÀNG Affiliate Site đó, và nếu Site đó rất lởm thì đó hoàn toàn có thể là 1 Keyword tốt, vì “Nó Rank được, Mình cũng Rank được” mà, phải không?
Chú ý nhỏ: Nếu nó sử dụng thủ thuật giấu Bot (Sẽ nói ở 1 bài khác) thì cách này không xài được nhé :v

Các bước tìm Keyword từ A-Z

Seed Keyword

Việc đầu tiên bạn cần làm khi Research Keyword đó là tìm Seed Keyword. Đúng như tên gọi, đây là những Keyword “Hạt Giống”, nó sẽ giúp bạn định hướng được Niche của bạn, và từ đó có thể lựa chọn được Keyword chính và các Keyword phụ. Tuy nhiên, mình nhận thấy có cực kỳ nhiều bạn không thể định hình nổi 1 Niche cho ra hồn, chỉ vì không…nghĩ ra được 1 cái Seed Keyword nào hay. Dưới đây là 1 vài phương pháp để bạn tìm Seed Keyword cho những bạn không giỏi tiếng Anh (Ví dụ là mình)
Amazon
Như bạn đã biết (hoặc chưa biết), Amazon là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Ở đây có CỰC KỲ NHIỀU mặt hàng đủ các thể loại, đồng nghĩa với việc ở đây có CỰC KỲ NHIỀU Seed Keyword tiềm năng. 1 nơi bạn có thể tìm Seed Keyword là đây:
nghiên cứu từ khóa, seed keyword amazon
Đây là nơi tập trung tất cả các Category của Amazon. Bạn có thể truy cập nó qua link này. Tất nhiên là nếu bạn vứt hết đống tên Category này vào làm Seed Keyword thì cũng chả bao giờ được 1 Niche ngon. Bạn có thể vào TỪNG CATEGORY, bên trong có rất nhiều Seed Keyword tiềm năng (là các mảng bé hơn). Ngoài ra, các Brand (Tên thương hiệu) cũng có thể là 1 Seed Keyword tốt (Từ nó bạn có thể tìm ra các Niche mà thương hiệu đó đang làm).
Nên nhớ, Research Keyword, CÀNG LÀM CÀNG GIỎI.
Google
Bạn có thích….chăm sóc da không? Hay là chơi game? Có rất nhiều thứ gọi là “Sở Thích” mà có thể ra tiền được. Bạn không cần thiết phải vắt óc ra nghĩ xem mọi người thích gì đâu. Chỉ cần đơn giản vào Google và gõ “List of Hobbies” và nó sẽ ra CỰC NHIÈU sở thích, từ sở thích bình dân cho tới các sở thích quái dị. Đó cũng chính là các Seed Keyword cực kỳ tốt
Ngoài ra, còn rất nhiều “list” có thể ra tiền như các loại bệnh, các đồ dùng cần thiết….blah blah. Có hàng trăm Seed Keyword như thế, 1 trong số đó rất có thể là 1 keyword ra tiền đó chứ.
Sản phẩm cụ thể
Có thể bạn không biết, nhưng có rất nhiều Keyword về 1 sản phẩm cụ thể nào đó nhưng lại có lượt search rất cao. Thường những Keyword dạng này sẽ là sản phẩm số (Ebook, Software), hoặc các sản phẩm của 1 vài thương hiệu nổi tiếng (Như Samsung TV ABCXYZ gì đó…), hoặc các loại thuốc…Nếu bạn muốn tìm thị trường ngách dễ làm thì đây là 1 phương pháp khá là hay dành cho bạn.
Tuy nhiên, nên nhớ là phương pháp nào cũng có yếu điểm của nó. Có rất nhiều sản phẩm cụ thể có độ cạnh tranh cao, vì thế nếu bạn muốn chắc chắn thì nên đọc tiếp bài viết này hén.
Searchbox
Có rất nhiều công cụ tìm kiếm nổi tiếng mà tớ có thể kể tên như Google, Ask, Youtube, Bing, Yahoo,…và có 1 trang web chuyên thu thập các kết quả GỢI Ý của các công cụ đó. Chắc hẳn bạn biết việc khi bạn gõ 1 vài cụm từ vào Google Searchbox, nó sẽ hiện ra thêm 1 vài cụm từ gợi ý liên quan đến cụm từ bạn đã gõ đúng không? Đây là giao diện của trang Soovle.com.
nghien cuu tu khoa, huong dan nghien cuu tu khoa cho niche site
Bạn chỉ cần gõ 1 chủ đề nào đó vào đây, nó sẽ hiện ra gợi ý của tất cả các công cụ tìm kiếm kể trên. Đây là 1 phương pháp khá hữu hiệu để tìm Keyword tiềm năng, vì những Keyword được hiển thị trên đây đều là những Keyword được search khá nhiều, dù 1 số trong đó không hiển thị trên Keyword Planner.
Trên đây là 1 vài phương pháp để tìm Seed Keyword khá hiệu quả. Bạn có thể áp dụng 1, hoặc tất cả các phương pháp này để tìm ra các Seed Keyword tiềm năng. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là Seed Keyword mà thôi.

Lấy Keyword tiềm năng bằng Long Tail Pro

Lại là Long Tail Pro. Thực ra thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Keyword Planner để tìm Keyword nhé. Về cơ bản thì Long Tail Pro và Keyword Planner là giống nhau (Long Tail Pro lấy kết quả tìm kiếm từ Keyword Planner) Tuy nhiên thì LTP có 1 vài chức năng khá là hay ho mà lát nữa mình sẽ nói.


huong dan nghien cuu tu khoa, huong dan su dung long tail pro
Đây là giao diện của LTP, cách làm rất đơn giản:
  1. Điền Seed Keyword vào ô Search
  2. Điền Buyer Keyword vào ô Include
  3. Điền các từ dạng Free Keyword (Download, Free….) vào ô Exclude
  4. Tick vào ô Apply Filter
  5. Điền lượng Search nhỏ nhất. Ở đây mình khuyến khích là 100. Không có Max
  6. Tick vào ô CPC và điền CPC nhỏ nhất nếu bạn chơi GA
  7. Tick vào ô Number of Words: Tớ điền số từ nhỏ nhất là 3 để có Long Tail Keyword
  8. Bấm Generate Keyword

Chọn Keyword

nghiên cứu từ khóa, hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cho niche site
Đây là danh sách các kết quả của các Keyword, bạn có thể click vào ô Local Search để sắp xếp lại lượt search từ cao đến thấp. Sau đó hãy Click vào từng Keyword 1 để phân tích TOP 10 như tớ đã nói ở bên trên.
Tiếp tục lặp đi lặp lại các bước đến khi tìm được 1 bộ Keyword hoàn hảo nhé.

Kết Luận

Nghiên cứu từ khóa có khó không? QUÁ KHÓ ấy chứ, nếu bạn chưa biết gì về nó. Tuy nhiên, nếu chịu thực hành đều đặn, mình tin là việc chọn 1 bộ Keyword tốt chỉ qua vài cái click và vài cái liếc mắt hoàn toàn trong tầm tay của bạn. Nên nhớ rằng, CÀNG LÀM, CÀNG GIỎI. Chúc bạn có động lực để Research càng nhiều Keyword càng tốt :v
Tý quên, nếu có câu hỏi gì thì viết xuống Comment hộ tớ nhé, tớ là tớ thích được hỏi :v
Read More